Một nền tảng IoT đóng vai trò quan trọng đối với các nhà cung cấp thiết bị thông minh và các công ty startup, những người có thể sử dụng nó để trang bị cho sản phẩm của họ chức năng điều khiển từ xa, chức năng quản lý thời gian thực, các thông báo có thể cấu hình, các dịch vụ đám mây dùng được ngay và khả năng tích hợp với điện thoại thông minh và các thiết bị khác của người tiêu dùng…
Hệ sinh thái thị trường của Internet vạn vật (IoT – Internet of Things) ngày càng trở nên phức tạp, nhưng về cơ bản nó hoạt động theo công thức B-B-C (Doanh nghiệp – Doanh nghiệp – Người tiêu dùng).
Các nhà cung cấp IoT cung cấp cho các công ty khác phần mềm đặc thù cho IoT, thường được gọi là nền tảng IoT. Thông thường, nó được truy cập qua thuê bao dịch vụ đám mây của nhà cung cấp, nền tảng trong trường hợp này được gọi là nền tảng dịch vụ thuê bao, PaaS (Platform as a Service).
Mặt khác, đối với tất cả các công ty trong vòng tròn giữa (hình vẽ dưới đây), việc quá phụ thuộc vào các nhà cung cấp công nghệ IoT có thể dẫn đến nguy cơ nghiêm trọng. Khi các dịch vụ IoT của họ mở rộng và trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch kinh doanh, họ không những phải trả thêm phí bản quyền cho các nhà cung cấp dịch vụ IoT mà còn bị khoá chặt với một nhà cung cấp cụ thể và với năng lực của nền tảng của nhà cung cấp đó.
Công nghệ IoT và các dịch vụ đám mây giá trị gia tăng là những điểm mấu chốt trong cuộc chơi này. Đó là lý do tại sao các công ty lớn và sáng tạo thường áp dụng những chiến lược khác nhau để giữ được công nghệ IoT cốt lõi bên mình như:
- M&A (hợp nhất hoặc mua lại);
- Hợp tác;
- Tự sở hữu và vận hành;
- …
Vì phần lớn các công ty đều phải mua phần cứng cũng như chi trả cho khả năng kết nối của IoT nên phần được họ quan tâm làm chủ nhất là nền tảng vận hành IoT.
“Những công ty sở hữu nền tảng IoT đều có thể duy trì tốc độ đổi mới nhanh hơn, đồng thời quyền sở hữu trí tuệ cũng được bảo đảm hơn đối với tất cả các giải pháp IoT của chính họ”.
Đọc thêm về Cuộc Cách mạng Nền tảng (Platform Revolution)
Công nghệ IoT
Công nghệ IoT giúp dễ dàng kết nối vạn vật với mạng lưới và phát triển các ứng dụng để kiểm soát và quản lý chúng. Nhiệm vụ của nền tảng IoT là thực hiện kết nối, cung cấp dịch vụ và đám mây cho các thiết bị này.
Các nền tảng IoT đảm bảo việc tích hợp liền mạch các phần cứng khác nhau bằng cách sử dụng một loạt các giao thức giao tiếp phổ biến, áp dụng các kiểu tô-pô khác nhau (kết nối trực tiếp hoặc qua cổng kết nối gateway) và sử dụng bộ công cụ phát triển phần mềm (SDK) khi cần thiết.
Sử dụng các giao diện tích hợp hướng lên (north-bound) do nền tảng cung cấp, bạn có thể tải dữ liệu IoT thu thập được vào các hệ thống phân tích, lưu trữ hoặc xử lý dữ liệu tới các thiết bị được kết nối hoặc truyền dữ liệu giữa chúng bằng việc sử dụng các loại ứng dụng người dùng khác nhau.
Một nền tảng IoT cũng thường được coi là phần mềm trung gian (middleware) IoT, trong đó nhấn mạnh vai trò chức năng của nó như là một trung gian giữa phần cứng và các ứng dụng.
“Các nền tảng IoT tốt nhất có thể được tích hợp với hầu hết các thiết bị kết nối và các ứng dụng mà thiết bị sử dụng. Sự độc lập đối với phần cứng bên dưới và phần mềm bên trên cho phép một nền tảng IoT đơn lẻ thực hiện các tính năng IoT với bất kỳ loại thiết bị kết nối nào theo cùng một cách nhanh nhất”
Đọc thêm về Cuộc Cách mạng Nền tảng (Platform Revolution)
Nền tảng IoT nâng cao
Có một số tiêu chí quan trọng để phân biệt các nền tảng IoT với nhau, chẳng hạn như khả năng mở rộng, dễ sử dụng, kiểm soát mã, tích hợp với phần mềm của bên thứ ba, các tùy chọn triển khai và mức độ bảo mật dữ liệu.
Khả năng mở rộng – các nền tảng IoT tiên tiến phải đảm bảo khả năng mở rộng đàn hồi trên bất kỳ số điểm cuối nào mà khách hàng có thể yêu cầu. Điều này cũng bao gồm quy trình mở rộng mà không làm ngừng hoạt động, và trong trường hợp triển khai tại chỗ, nó phải cân bằng tải một cách hiệu quả để đạt được hiệu suất tối đa của cụm máy chủ.
Dễ sử dụng – Đây là yếu tố quyết định cho các nhà phát triển, cần phải tuỳ chỉnh các tính năng cụ thể hoặc phát triển các mô-đun bổ sung. Nó liên quan chặt chẽ đến tính linh hoạt của giao diện lập trình ứng dụng (API) tích hợp và khả năng kiểm soát mã. Đối với các IoT quy mô nhỏ, các API tốt có thể là đủ, trong khi các hệ sinh thái IoTgiàu tính năng và đang phát triển nhanh đòi hỏi ở các nhà phát triển mức độ tự do lớn hơn trên toàn bộ hệ thống, trên mã nguồn, giao diện tích hợp, kết nối và cơ chế bảo mật, v.v…
Tích hợp bên thứ ba – sự tích hợp với phần cứng và phần mềm của bên thứ ba thúc đẩy tốc độ triển khai đầu cuối, và thử nghiệm sản phẩm cho giải pháp được xây dựng trên nền tảng IoT cụ thể.
Tùy chọn triển khai – việc triển khai trong đám mây công cộng (public cloud) của nhà cung cấp PaaS khá dễ dàng nhưng với các mục đích bảo mật quan trọng hoặc có tính sẵn sàng cao thì việc triển khai tại chỗ (on-premise private cloud) có thể là một phương thức hoạt động tốt hơn.
An ninh dữ liệu – bảo mật dữ liệu liên quan đến mã hóa, kiểm soát quyền truy cập của người dùng và quyền sở hữu dữ liệu. Mã hóa luồng dữ liệu đầu cuối bao gồm dữ liệu ở chế độ nghỉ ngơi, kiểm soát linh hoạt người dùng và các nguồn lực mà họ có thể sử dụng và lưu trữ đám mây riêng cho dữ liệu nhạy cảm – đây là những điều cơ bản để tránh những vi phạm tiềm ẩn trong giải pháp IoT.
Có hai mô hình khác nhau được áp dụng bởi các nhà cung cấp nền tảng IoT: IoT PaaS độc quyền và nền tảng IoT mở.
Bạn có thể làm gì trên nền tảng IoT?
Một nền tảng IoT đóng vai trò quan trọng đối với các nhà cung cấp thiết bị thông minh và các công ty startup, những người có thể sử dụng nó để trang bị cho sản phẩm của họ chức năng điều khiển từ xa, chức năng quản lý thời gian thực, các thông báo có thể cấu hình, các dịch vụ đám mây dùng được ngay và khả năng tích hợp với điện thoại thông minh và các thiết bị khác của người tiêu dùng.
Một ứng dụng rộng rãi khác của nền tảng IoT là tối ưu hóa chi phí cho các công ty trong khối công nghiệp thông qua việc giám sát thiết bị và phương tiện vận tải, dự đoán bảo trì thiết bị, thu thập dữ liệu cảm biến để phân tích sản xuất theo thời gian thực và đảm bảo an toàn, và theo dõi giao vận đầu cuối.
Các đám mây IoT quy mô lớn là những giải pháp tiêu biểu cho các nhà cung cấp dịch vụ đám mây (CSP), thành phố thông minh và các nhà tích hợp năng lượng thông minh. Bằng cách sử dụng một nền tảng IoT, các công ty này phát triển cơ sở hạ tầng IoT để cung cấp tất cả các loại dịch vụ mới cho khách hàng thường xuyên, các công ty dịch vụ công và các tập đoàn lớn. Trong số đó có các dịch vụ xe hơi nối mạng, đo điện thông minh, giám sát chất lượng không khí toàn thành phố, triển khai xây dựng thông minh và nhiều thứ khác.
Cuối cùng, nền tảng IoT là công nghệ thiết yếu để cải thiện trải nghiệm của khách hàng trong lĩnh vực bán lẻ, chăm sóc sức khoẻ, ăn uống nghỉ dưỡng và du lịch. Nó được sử dụng để hỗ trợ các dịch vụ cá nhân hoá cao và đảm bảo sự tương tác mềm mại giữa khách hàng và công ty. Một trường hợp điển hình là các giải pháp điều trị và theo dõi bệnh nhân từ xa vô cùng tiện lợi khi sử dụng và tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho bệnh nhân phải đi khám thường xuyên. Thu thập dữ liệu bệnh nhân toàn diện trở nên dễ dàng với IoT, trong khi các nhà bán lẻ và các khách sạn sử dụng nguồn dữ liệu phong phú để tạo ra các khuyến mại cá nhân hoá và thực hiện các chiến dịch marketing hiệu quả.
Hãy lướt trên làn sóng Internet của vạn vật!
Mạng lưới vạn vật kết nối (Internet of Things) là một sự kết hợp khổng lồ của dữ liệu, thiết bị và ứng dụng. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của làn sóng IoT có thể được nhìn thấy trong tất cả các ngành công nghiệp, vì vậy bạn cần phải dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về nó. Tuy nhiên, bạn cần phải chọn được một “tấm ván trượt” thật tốt, đó chính là nền tảng IoT!